Pha lê là gì ? Ứng dụng của Pha lê trong đời sống

Pha lê là gì?

Xét về bản chất, pha lê cũng được xếp là 1 loại thủy tinh. Tuy nhiên nó có tên gọi khác biệt như vậy, bởi vì thành phần cấu tạo của pha lê khác với các loại thủy tinh thông thường, cụ thể như sau:

Pha lê thuộc dạng thủy tinh silicat kali, trong quá trình sản xuất sẽ được trộn thêm PbO (Oxit chì II) hoặc BaO (Oxit Bari). Sở dĩ PbO được thêm vào khi làm ra pha lê, là bởi khi đun nóng chảy thủy tinh, oxit chì sẽ khiến cho độ tán sắc ánh sáng của thủy tinh trở nên cao hơn, khiến nó trở nên lung linh và lóng lánh hơn.

Giá trị của pha lê
Pha lê sẽ trở nên càng giá trị nếu như nó càng sở hữu độ bóng và sáng lung linh. Ảnh: Internet

Ngoài ra, việc có thêm PbO sẽ giúp pha lê trong lúc làm sẽ mềm và dễ cắt hơn. Tùy theo từng nhu cầu thiết kế và độ “sang chảnh” mà mỗi loại pha lê lại chứa những hàm lượng chì khác nhau. Nhưng tỉ lệ thông thường sẽ từ 12% đến 30% thành phần. Còn những mẫu pha lê long lanh nhất có thể chứa tới 33% lượng PbO.

Thêm nữa, việc có thêm BaO (Oxit Bari) sẽ làm chiết suất thủy tinh để làm pha lê trở nên cao hơn.

Sở dĩ ít loại pha lê có tỉ lệ chì cao, mặc dù PbO sẽ giúp nó trở nên lấp lánh và giá trị hơn rất nhiều, là tại vì chúng là chất khá độc hại đối với sức khỏe con người, nếu như không có cách xử lý chuẩn xác. Chính vì thế, chúng ta không nên sử dụng những vật dụng làm bằng pha lê có độ chì oxit quá cao để đựng và chứa thức ăn hay đồ uống.

 Phân loại pha lê

Pha lê hiện nay vẫn đang tồn tại 2 loại chính, đó là: pha lê trong tự nhiên, pha lê nhân tạo (do con người tạo ra).

Pha lê nhân tạo

Pha lê nhân tạo là loại pha lê do con người tạo ra. Bởi vì hiện nay trên thế giới, pha lê tự nhiên đang ngày trở nên hiếm và khó tìm. Cho nên pha lê nhân tạo đang là loại pha lê phổ biến hơn trên thị trường.

Cách để làm pha lê nhân tạo mình đã nêu ở bên phần định nghĩa, hoặc các bạn có thể tham khảo lịch sử của pha lê

Nên chọn  pha lê nhân tạo hay tự nhiên
Pha lê nhân tạo đang được ưa chuộng vì độ phổ biến và dễ làm hiện nay. Ảnh: Internet

Pha lê tự nhiên

Pha lê tự nhiên là thạch anh Silic Dioxit (SiO2). Từ pha lê được xuất xứ từ tiếng Hy Lạp cổ, có tên là “krystal los” – được dịch ra có nghĩa là băng. Pha lê tự nhiên có trong: đá, nước đá và tinh thể sinh vật.

Pha lê tự nhiên rất có giá trị và thường được ưu tiên thiết kế làm các phụ kiện trang sức. Như đã nói, giá trị của pha lê phụ thuộc vào độ tinh khiết của nó. Khi pha lê càng ít tạp chất, nó sẽ thường trong và sáng hơn rất nhiều so với các loại có màu trắng ngả đục. Tuy nhiên pha lê vẫn là tinh thể vô cùng khó tìm, và là bài toán “đau đầu” cho những nhà nghiên cứu cái đẹp tự nhiên.

Pha lê tự nhiên
Pha lê tự nhiên luôn có giá trị hơn nhiều vì độ hiếm của nó. Ảnh: Internet

Cách phân biệt pha lê với thủy tinh

Dấu hiệu để nhận biết

Như đã đề cập, nếu xét theo bản chất, thì pha lê cũng vẫn là 1 loại thủy tinh. Tuy nhiên pha lê lại cao cấp và nặng hơn thủy tinh thường rất nhiều. Điểm đặc biệt nhất ở pha lê là khi có ánh sáng chiếu vào, ta sẽ nhìn thấy được nhiều màu sắc. Đó là bởi vì ở pha lê có tính khúc xạ cao. Có được điều này, là do trong quá trình sản xuất, pha lê tồn tại 1 độ chiết quang khá lớn.

1 điều dễ nhận biết pha lê so với thủy tinh thông thường nữa, đó chính là ở phần âm thanh. Khi ta gõ vào pha lê thì nó sẽ tạo ra 1 âm nghe khá là thanh và vang. Lý do là bởi pha lê có độ cứng nhất định, cùng với đó là cấu tạo dạng tinh thể của nó.

Pha lê có giá trị hơn thủy tinh thông thường
Pha lê có giá trị hơn thủy tinh thông thường. Ảnh: Internet

Ứng dụng pha lê trong đời sống

Các đồ vật làm bằng pha lê từ lâu đã xuất hiện rất nhiều và trở nên vô cùng quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Tại bất kỳ ngôi nhà nào, ta cũng có thể bắt gặp hình bóng của pha lê. Từ những thứ đơn giản nhất như chiếc gạt tàn thuốc lá, cho đến bình hoa, những ly rượu vang chạm khắc kỳ công,… tất cả đã biến pha lê trở thành món hàng được ưa chuộng, đặc biệt tại Việt Nam.

Khi thế giới càng hiện đại, thì những sản phẩm bằng pha lê cũng trở nên đa dạng và sự trang trí cũng vì thế kỳ công hơn. Hiện nay, pha lê còn được dùng làm quà tặng, những hiện vật dùng để trao thưởng. Điển hình là trong thể thao, có khá nhiều giải đấu lớn đã chọn trao những chiếc cúp làm bằng pha lê cho người chiến thắng cuối cùng.

Ngoài ra, pha lê còn khá phổ biến trong phong thủy, tiêu biểu như các viên đá hoặc kim cương pha lê. Người ta quan niệm vẻ của pha lê tôn lên sự sang trọng và mang đến nhiều tiền tài, tài vận trong cuộc sống.

Pha lê được dùng trong phong thủy
Pha lê được dùng trong phong thủy. Ảnh: Internet

Chính vì hiện nay các sản phẩm về pha lê ngày càng trở nên tinh xảo và nhiều mẫu mã, cho nên việc khắc laser lên pha lê đang là công đoạn tuy mới nhưng được những người thợ làm vô cùng ưa chuộng.

Với việc có thêm sự hỗ trợ của các sản phẩm công nghệ như laser, những người thợ đã đỡ vất vả hơn rất nhiều, đồng thời họ có thể cho ra những họa tiết trang trí đẹp, chi tiết và tinh xảo nhất trên các đồ vật làm bằng pha lê như: ấm, ly, tách trà, bát đĩa, bình hoa,…

Cách bảo quản đồ pha lê luôn sáng đẹp  

Độ sang trọng và giá trị của pha lê phụ thuộc khá nhiều vào độ trong và sáng mỗi sản phẩm. Nhưng các đồ dùng làm bằng chất liệu quý này sẽ bị mờ và đục đi theo thời gian, nếu không có sự bảo quản đúng cách và hợp lý.

Sau đây là 1 số cách để bảo quản đồ vật bằng pha lê vừa đơn giản, lại vô cùng hiệu quả, bạn có thể tham khảo nhé:

  •       Dùng nước ấm có pha chút cồn 90 độ để rửa ly, tách, cốc làm bằng pha lê.
  •       Đối với nước lạnh, các bạn hãy rửa trước các đồ vật bằng pha lê trong nước muối, sau đó hãy tráng thêm nước lạnh, đảm bảo đồ dùng sẽ trở nên “sáng như lúc ban đầu”.
  •       Đối với mắt kính và mặt đồng hồ làm bằng pha lê, hãy lấy 1 chiếc khăn hoặc miếng vải mềm, dùng chút cồn 90 độ hay ít kem đánh răng chà nhẹ lên bề mặt. Sau đó lau lại bằng khăn hoặc vải đã chuẩn bị, các mặt pha lê sẽ vô cùng trong và tạo sự thoải mái cho người sử dụng.
Liên kết xã hội

Trả lời

CEO / FOUNDER
"Tôi là Nguyễn Minh Đoàn, hiện đang là CEO, Co-Founder của quatanghungthinh.vn"

0971.723.588

Contact Me on Zalo